TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC ES

Số 05, Đường Louis II, Khu đô thị Louis City, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội 096.877.7240

Nâng cánh ước mơ DU HỌC Nội dung chi tiết

Thông báo

Tìm hiểu về bản giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập(SOP)

 

Mục lục

     

    Mở đầu



    Trên đường đời của mỗi người, sẽ có lúc bạn phải thể hiện bản thân mình cho người khác thấy. Thông thường, quá trình thể hiện bản thân này sẽ được thể hiện khi bạn viết “bản giới thiệu bản thân” hay “kế hoạch học tập”. Dù là lần đầu tiên viết hay đã viết vài lần thì đây là cũng là điều gây không ít khó khăn cho nhiều người.

    Khó khăn vì không có một biểu mẫu đáp án cụ thể nào chăng?
    Tuy vậy, vẫn có một số cách khá hữu ích để bạn có thể hoàn thành bản giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập. Hãy cùng Trung tâm tư vấn du học ES tìm hiểu về điều này nhé!


    I. Nên viết bản giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập ở mức độ nào?


    Không có một quy chuẩn đặc biệt nào cả, nhưng trong trường hợp bạn phải viết tách biệt bản giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập thì hãy tham khảo cách phân chia như sau:

    Phân loại Bản giới thiệu bản thân Kế hoạch học tập
    Thời gian Từ lúc sinh đến hiện tại Từ hiện tại đến hình ảnh của bạn trong tương lai
    Nội dung Động cơ đăng ký (Chung)
    Quá trình trưởng thành
    Điểm mạnh và điểm yếu
    Giá trị quan, nhân cách
    Điểm đặc biệt (cuộc sống học sinh – sinh viên, các giải thưởng được nhận, hoạt động tình nguyện,…)
    Động cơ đăng ký (Chung)
    - Những nội dung chưa có trong bản giới thiệu bản thân
    Kế hoạch học tập
    Mong muốn sau khi nhập học (Hoạt động trong và ngoài trường)
    Hy vọng trong tương lai
    Cách viết Nội dung trọng tâm bám vào các từ khóa thay vì viết dàn trải, dài dòng Nhấn mạnh vào cách thức thực hiện cụ thể (Kế hoạch thực hiện phân chia theo dòng thời gian)


    II. Bản giới thiệu bản thân


    1. Khái niệm

     Bản giới thiệu bản thân là bài viết để bạn giới thiệu về bản thân mình. Nó phải ở dạng câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” và người viết phải tự đánh giá bản thân rồi mới hoàn thành bản giới thiệu này.

    Khi đọc bản giới thiệu của bạn, người đọc sẽ không biết bạn là ai và sẽ tập trung vào việc xác thực mức độ chính xác của bản giới thiệu. Vì vậy, điều đầu tiên khi viết bản giới thiệu bạn cần phải viết một cách thành thật. Nếu bạn cố tình viết những lời hoa mỹ, khoa trương để “làm đẹp” cho lời giới thiệu về bản thân thì sẽ có thể bị điểm trừ trong quá trình đánh giá.

    Thứ 2, nội dung logic. Như đã nói, người đọc không biết bạn là ai. Nếu bạn viết quá dài dòng mà không có bất kỳ từ khóa nào thì chỉ có thể nhận lại sự thờ ơ của người đọc.


    2. Nguyên tắc

    1) Khách quan và thành thật.
     Giống như đã nói, bản giới thiệu bản thân là bài viết để người khác có thể hiểu bạn nên cần đưa ra một cái nhìn khách quan để người đọc hiểu thay vì đưa ra quan điểm hay lập luận chủ quan. Người đọc có thể nghi ngờ tính xác thực nếu bạn viết quá khoa trương hay sai lệch thông tin so với thực tế, điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn dù đã vượt qua vòng thẩm duyệt hồ sơ. Bạn không cần phải che giấu điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên bạn nên thể hiện cách mà bạn khắc phục điểm yếu đó.

    2) Thông tin cụ thể
     Những câu văn theo khuôn mẫu như 저는 1990년에 베트남 하노이에서 태어나서~~ (Tôi sinh năm 1990 tại Hà Nội, Việt Nam~~) sẽ khiến người đọc ngán ngẩm. Bản giới thiệu bản thân không phải là những áng văn dài dòng để bạn kể về những câu chuyện xưa cũ của bản thân. Mà đó là nơi thể hiện quá trình trưởng thành, quá trình tìm kiếm điểm mạnh và quá trình khắc phục thất bại của bạn thông qua những từ khóa, sự kiện nổi bật. Tóm lại, bạn có thể viết theo trình tự Hoàn cảnh – Công việc – Hành động – Kết quả.

    3) Ngắn gọn, súc tích và nhất quán.
     Từ đầu đến cuối bản giới thiệu bản thân phải được thống nhất về cả cách viết và thông tin của bạn. Về cách viết, phải thống nhất về danh xưng, đuôi câu (ví dụ nếu dùng đuôi ㅂ/습니다 thì phải dùng từ đầu đến cuối), kính ngữ,… Về thông tin của bạn cần duy trì theo concept, nếu lúc đầu bạn viết mình hoạt bát và tích cực thì đến cuối bạn vẫn phải duy trì sự hoạt bát và tích cực đó. Có rất nhiều bạn viết mà không duy trì sự mạch lạc trong toàn bộ bản giới thiệu dẫn đến sự mâu thuẫn trong nội dung, vì vậy bạn nên tránh việc này để không bị trừ điểm.



    III. Kế hoạch học tập


    1. Khái niệm

    1) Định nghĩa về kế hoạch học tập
     Kế hoạch học tập là bài viết làm sáng tỏ động cơ đăng ký nhập học tại trường đại học mà bạn muốn đăng ký xét tuyển, kế hoạch học tập và kế hoạch hoạt động câu lạc bộ mà bạn đặt ra nếu được đi du học và hy vọng trong tương lai của bạn. Từ quan điểm của thí sinh đăng ký xét tuyển thì có thể thể hiện được ước mơ lớn của bản thân trong quá trình theo học tại trường; từ quan điểm của người xét tuyển thì họ có thể biết được thí sinh có kế hoạch cụ thể như thế nào và định làm gì trong tương lai.

     Kế hoạch học tập thể hiện suy nghĩ và kế hoạch của bạn ở trường đại học mà bạn muốn đăng ký xét tuyển, vì thế bạn phải trình bày cụ thể lý do và động cơ đăng ký xét tuyển; nếu được tham gia học tập tại trường thì sẽ học về lĩnh vực gì và học như thế nào. Cũng phải thể hiện vì sao lại muốn học chuyên ngành đó, sau khi học xong sẽ làm gì và làm như thế nào, quá trình học tập và hoạt động câu lạc bộ của bản thân, quá trình chuẩn bị để học lên chương trình cấp cao hơn,…

    2) Đặc điểm của kế hoạch học tập
     
    Kế hoạch học tập phải thể hiện được kế hoạch của bạn khi theo học tại trường đại học. Kế hoạch này không chỉ đơn giản là liệt kê toàn bộ các hoạt động trong quá trình học. Nếu bạn chỉ liệt kê như vậy thì sẽ không làm nổi bật được những nội dung quan trọng.

     Bạn phải thể hiện được được sự quyết tâm ở một mức độ nào đó khi lựa chọn khoa (hệ) tại trường mà bạn đăng ký xét tuyển, tiến trình chuẩn bị kiến thức liên quan đến khoa (hệ) đã chọn, hoặc suy nghĩ về kế hoạch trong tương lai dựa trên quá trình học tập của bản thân.

    3) Tiêu chuẩn đánh giá kế hoạch học tập
     Thông qua kế hoạch học tập, các trường đại học có thể nắm được mức độ hiểu biết của bạn về lĩnh vực học vấn mà bạn mong muốn theo học; liệu bạn có sẵn sàng cho việc học tập, nghiên cứu; bạn có thực sự quan tâm đến lĩnh vực đó hay không. Hầu hết các thí sinh thi đăng ký xét tuyển chỉ tập trung vào nguyện vọng và đam mê của bản thân, nhưng nếu làm quá nó lên thì sẽ để lại ấn tượng không tốt. Các đơn vị xét tuyển sẽ xem xét nội dung của kế hoạch học tập và xác minh xem nội dung có đáng tin cậy hay không để xác định tương lai của thí sinh.

     Kế hoạch học tập không đơn giản chỉ để xác nhận xem bạn sẽ làm gì với kế hoạch trong tương lai. Mà thông qua đó có thể dự đoán được tương lai của bạn thông qua mức độ của quá trình chuẩn bị cho ngành học tại trường bạn muốn theo học, niềm đam mê và sự quan tâm về lĩnh vực này và thái độ về lĩnh vực chuyên ngành bạn muốn học. Đây được coi là phần mở rộng của bản giới thiệu bản thân, vì thế bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tất cả các kiến thức và sự quan tâm về lĩnh vực chuyên ngành, và cả sự hiểu biết về những kiến thức thông thường vì đây là cơ sở đánh giá về tầm nhìn tương lai của bạn.



    2.  Yêu cầu và nội dung

    1) Yêu cầu về kế hoạch học tập
     Bên cạnh bản giới thiệu bản thân, thư giới thiệu, cùng với các giấy tờ, tài liệu mang tính khách quan về ngoại hình hay thành tích của thí sinh đăng ký xét tuyển (học bạ, bảng điểm, các hoạt động khác,..) thì kế hoạch học tập cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá xem sinh viên có đủ điều kiện để học hay không. Đây là dạng văn bản cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai của bạn tại trường · khoa mà bạn sẽ theo học. Vì vậy có thể nói kế hoạch học tập đúng chuẩn là bài viết tạo dựng nên niềm tin về triển vọng đó.

     Một kế hoạch học tập đúng chuẩn cần tạo được ấn tượng mạnh về động cơ đăng ký xét tuyển. Kế hoạch học tập tại trường phải cụ thể và khả thi, đồng thời phải chứa đựng niềm đam mê và sự nghiêm túc. Ngoài viết nội dung về chuyên ngành, bạn cũng nên viết về cuộc sống sinh viên. Kế hoạch học tập đúng chuẩn là tạo dựng nền tảng vững chắc, cho thấy tố chất và năng lực phù hợp, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để học tập và thể hiện hoài bão của người đăng ký xét tuyển. Bạn cũng phải có niềm tin vào con đường sự nghiệp tương lai và hy vọng của mình. Nếu bạn viết quá khoa trương hoặc nhờ người khác viết hộ thì không chỉ gặp bất lợi trong quá trình xét tuyển mà còn đối mặt với sự kiểm chứng hết sức gắt gao của các giáo sư – người có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo. Vì thế, hãy cố gắng tự viết kế hoạch học tập của chính mình nhé.

     Các đơn vị xét tuyển tại trường ở cấp khoa và có thể được mở rộng nên tùy vào từng đơn vị mà bạn viết kế hoạch học tập theo từng góc nhìn khác nhau. Nếu xét tuyển theo khoa, bạn nên viết kế hoạch học tập theo hướng cho thấy bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho lĩnh vực chuyên ngành mà bạn muốn theo học. Tuyệt đối không quá phô trương và viết những điều mà bản thân chưa hiểu rõ. Nếu xét tuyển theo hệ chương trình đào tạo, việc viết về thời gian chọn chuyên ngành cũng là một ý hay.

    2) Nội dung của kế hoạch học tập
     Kế hoạch học tập sẽ trả lời cho 3 câu hỏi: Động cơ đăng ký xét tuyển vào khoa (hệ) hoặc chuyên ngành mong muốn, kế hoạch học tập khi đang học tại trường (bao gồm kế hoạch phát triển năng lực và năng khiếu với các hoạt động trong và ngoài trường bên cạnh học các chương trình học chính quy) và con đường tiến thân sau khi tốt nghiệp đại học. Nhìn chung, kế hoạch học tập sẽ được viết trong các phạm trù sau:

    Phân loại Ý chính
    Động cơ đăng ký xét tuyển Điều quan trọng nhất trong kế hoạch học tập là động cơ đăng ký xét tuyển. Bạn nên viết chính xác lý do vì sao bạn nộp đơn đăng ký vào trường. Động cơ đăng ký xét tuyển phải thống nhất nội dung với bản giới thiệu bản thân, thành tích trong học bạ và hy vọng trong tương lai. Nếu bạn có cho mình một động cơ trực tiếp giải thích được lý do lựa chọn và lý do quan tâm thì bạn nên viết chi tiết và cụ thể.
    Kế hoạch học tập Viết kế hoạch cụ thể về việc học chuyên ngành sau khi nhập học. Nếu bạn chia kế hoạch của mình theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hoặc chia theo từng năm học thì sẽ mang đến cái nhìn khái quát. Sau đó đưa ra luận điểm logic và thuyết phục về việc chọn lĩnh vực và tại sao bạn lại muốn học thêm về lĩnh vực đó. Cần chú trọng về tính khả thi, đưa ra về những điều cần học để thực hiện kế hoạch học tập và thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện của bản thân dựa trên bằng cấp, kinh nghiệm liên quan.
    Hy vọng sau khi tốt nghiệp Viết về cách bạn vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Lúc này, việc giải thích chi tiết về công việc mà bạn làm cũng tốt nhưng trước hết bạn nên nói về sự lựa chọn công việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, và bạn có thể đóng góp gì cho xã hội nếu chọn làm công việc đó.

    [Đường đến TRUNG TÂM]

     

    Đường đến TRUNG TÂM

    Số 05, Đường Louis II, Khu đô thị Louis City, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội " data-ke-type="html"> <>HTML 삽입 미리보기할 수 없는 소스 TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC ES · 05 Đ. Louis 2,..

    eseducation.tistory.com


     

    Đăng ký Tư vấn DU HỌC

    Mục lục Trung tâm tư vấn du học ES cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua các hình thức điện thoại, online (liên hệ qua facebook) và đến nhận tư vấn trực tiếp tại trung tâm..

    eseducation.tistory.com

     

    FAQ

    Q1. Du học sinh cần tự chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì? Trung tâm tư vấn du học ES sẽ hỗ trợ học sinh chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì? A1. Khách hàng cần chuẩ..

    eseducation.tistory.com



    Số 05, Đường Louis II, Khu đô thị Louis City, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    096.877.7240
    eseducationcoltd@gmail.com

     

     

    반응형