Mục lục
Trên đời này chẳng có gì là dễ dàng cả. Đi du học cũng không hẳn chỉ có màu hồng. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng nên nhìn nhận lại những mặt hạn chế của việc đi du học để có cái nhìn khách quan nhất. Ngày đi du học là ngày bạn phải tự đối mặt với mọi thứ chán nản, cám dỗ khiến bạn sa ngã, lúc này “hòa nhập hay hòa tan” đòi hỏi ở bản lĩnh của bạn.
1. Áp lực học tập
Phương pháp học tập ở các nước trên thế giới có rất nhiều sự khác biệt so với ở Việt Nam. Ở nước ngoài luôn đề cao tính tự tìm tòi, nghiên cứu. Do đó, kỹ năng đọc hiểu tài liệu và tổng hợp thông tin là rất cần thiết đối với các bạn du học sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn khá bỡ ngỡ và chưa kịp thích ứng với mô hình học tập mới này.
Ở một khía cạnh khác, việc học tập bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ cũng khiến bạn chùn bước. Nhiều lúc bạn phải học từ sáng đến tối, đặc biệt là vào thời gian thi cử khiến bạn cảm thấy áp lực.
Tuy nhiên, những chương trình dự bị đại học sẽ là bước đệm cho bạn từng bước làm quen với văn hóa giáo dục mới. Chỉ cần bạn đủ kiên nhẫn và tập trung vào việc học thì sẽ khắc phục được khó khăn này nhanh chóng.
2. Cú sốc văn hóa
Sốc văn hóa là tình trạng một người cảm thấy choáng ngợp, bồn chồn, lo lắng, bối rối…khi phải tiếp xúc với môi trường, xa lạ và văn hóa khác biệt so với cuộc sống hàng ngày.
Có thể lúc đầu mọi thứ đối với bạn thật mới mẻ, hấp dẫn, tuyệt vời. Bạn thích thú trước những sự khác biệt, gặp gỡ bạn bè mới, giao tiếp ngôn ngữ mới, thưởng thức những món ăn mới, ngắm nhìn cảnh quan mới. Nhưng khi trải qua giai đoạn “màu hồng” đó rồi, thì những bất đồng bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ từ từ nhận ra sự khác biệt về tập tục, văn hóa.
Mỗi quốc gia đều có nét đặc sắc về văn hóa riêng nên khi đến một đất nước xa lạ việc bị sốc văn hóa là điều không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, dù có sốc đến đâu thì theo thời gian bạn cũng sẽ dần thích nghi từng chút một với văn hóa lối sống nơi bạn du học. Khi đó văn hóa nước khác không còn xa lạ nữa, bạn sẽ cảm thấy bình yên như đang ở nhà. Tất nhiên có thể vì lý do đó mà bạn không còn yêu thích quốc gia mà bạn đến du học như lúc đầu, nhưng bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc mình tốt hơn, ứng xử văn hóa thành thục hơn và không còn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa cộng đồng nữa.
3. Rào cản ngôn ngữ
Mặc dù du học là một cơ hội tuyệt vời để học một ngôn ngữ mới, nhưng ban đầu bạn có thể gặp một số vấn đề về rào cản ngôn ngữ. Nhiều quốc gia mặc dù có chương trình dạy bằng tiếng Anh tuy nhiên ngôn ngữ sử dụng giao tiếp là tiếng bản địa. Vì thế để giao tiếp được sinh viên cần phải học thêm ngôn ngữ, tuy nhiên không phải ngôn ngữ nào cũng dễ. Việc không theo kịp ngoại ngữ khiến nhiều bạn rơi vào trạng thái tự ti, không dám mở lời với người bản xứ, nếu có đi đâu thường chỉ quây quần với bạn bè cùng nước (đây là tình trạng rất phổ biến với giới sinh viên châu Á).
Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn chịu khó rèn luyện. Quan trọng vẫn là ý chí vượt qua thử thách. Vì vậy khi đi du học, bạn phải quyết tâm trở thành “thanh niên cứng” dám đối mặt với mọi vấn đề thì mới có thể có một hành trình du học thành công.
4. Việc làm thêm không dễ
Thực tế, không phải ở đâu cũng xin được việc làm thêm. Nhiều công ty, trung tâm tư vấn du học quảng cáo với khách hàng rằng học ở nước này dễ tìm việc, nước khi lương cao. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ để trang trải sinh hoạt phí hoặc phải chuyển sang một nước khác du học để dễ tìm việc làm thêm.
Vì thế, trước khi đi du học đừng nên tin những lời hứa hẹn có cánh rằng tìm việc làm dễ dàng. Có việc làm thêm dễ dàng hay không vẫn còn phụ thuộc vào thị trường việc làm nơi bạn du học và phụ thuộc vào chính khả năng của bạn.
5. Khó khăn về tài chính
Chi phí du học có thể tốn kém hơn là học trong nước, từ chính học phí cho đến chi phí sinh hoạt hàng ngày. Một số bạn có thể may mắn nhận được học bổng, giảm bớt căng thẳng về tài chính, nhưng có một số bạn phải tự chi trả cho mọi khoản phí. Không có gia đình bên cạnh hỗ trợ tài chính khiến nhiều bạn căng thẳng.
Tuy nhiên, hãy coi đây là cơ hội để học cách lập ngân sách và quản lý tiền bạc, chi tiêu một cách hợp lý.
6. Nhớ nhà
Vào ngày bạn quyết định du học, rời xa cuộc sống gói gọn trong quãng đường từ nhà đến trường phổ thông để đến với một thế giới rộng lớn hơn. Ngày bạn ra khỏi vòng tay của ba mẹ và bắt đầu cuộc sống tự lập tại một đất nước xa lạ là ngày bạn phải đón nhận rất nhiều sự thay đổi mới lạ. Sự phấn khích với ngôi nhà mới của bạn có lẽ vẫn sẽ không giúp bạn quên được ngôi nhà cũ thân thuộc. Bạn sẽ không quên, và đôi khi bạn sẽ rất nhớ nhà, bao gồm những con người và những kỷ niệm bạn bị buộc phải bỏ lại…
Vì vậy, hãy cân nhắc xem với bạn sẽ khó khăn hơn bao nhiêu khi học tập ở một đất nước khác biệt rất nhiều so với những gì bạn đã từng biết. Cách xa nửa vòng trái đất cũng sẽ khiến việc về nhà trong những ngày nghỉ lễ hay cuối tuần trở nên khó khăn hơn. Nhưng đừng quá lo lắng về nỗi nhớ nhà vì nó sẽ đến rồi đi, lúc đó bạn sẽ tự có cách để vượt qua thôi.
Chắc hẳn đọc đến đây, bạn sẽ tự hỏi “Vậy nên hay không nên đi du học?”. Việc này sẽ tùy thuộc vào suy nghĩ của chính bạn. Nếu bạn cảm thấy du học quá khó, bạn không tự tin bản thân mình có thể khắc phục những hạn chế này thì bạn không nên đi du học. Còn nếu bạn nghĩ những khó khăn đó sẽ làm bạn trưởng thành hơn, giúp bạn phát triển được những kỹ năng mà ở Việt Nam chưa có cơ hội thì nên thử đi du học một lần.
Những suy nghĩ và lối sống tích cực sẽ giúp ta có niềm tin hơn trong cuộc sống, hãy nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất, khi đó mọi khó khăn sẽ chỉ là chuyện nhỏ.
[Đường đến TRUNG TÂM]
Số 05, Đường Louis II, Khu đô thị Louis City, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
096.877.7240
eseducationcoltd@gmail.com
'THÔNG TIN DU HỌC > Tìm hiểu về du học' 카테고리의 다른 글
LÝ DO NÊN ĐI DU HỌC NƯỚC NGOÀI (0) | 2022.04.20 |
---|---|
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐI DU HỌC NƯỚC NGOÀI (0) | 2022.04.20 |